Cookies Consent

This website use cookies to help you have a superior and more relevant browsing experience on the website. Read more...

TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CÓ THỂ NGĂN NGỪA TỪ TRƯỚC ĐƯỢC KHÔNG?

Cứu hộ khẩn cấp là tình huống không mong đợi, xảy ra do một số nguyên nhân: 

Khách quan, ngoài khả năng kiểm soát thông thường:

Lỗi nguồn điện, hoả hoạn, mưa lớn, lũ lụt, bão lớn sấm sét hoặc do sự cố tình/ vô ý phá hoại do nhiều lý do không đoán biết được.

Trong khả năng kiểm soát:

  • Thang hoạt động sai chức năng hoặc bất thường do lỗi của quá trình thi công, lắp đặt; do tay nghề của công nhân hoặc sự tắc trách trong thao tác gây ra sai sót mà không lường trước hậu quả nghiêm trọng.
  •  
  • Thiết bị không được bảo trì định kỳ, đúng cách, không được thay thế đồng bộ về lâu dài gây ra hao mòn, kém chất lượng ảnh hưởng đến hoạt động và vận hành của toàn hệ thống.
  •  
  • Thang bị hư hỏng, trục trặc lâu ngày nhưng không được đầu tư sửa chữa, không được thay thế kịp thời, là rủi ro thường trực cho đến khi phát triển thành tai nạn.
  •  
 

HÀNH ĐỘNG NGĂN NGỪA:

Để tránh gặp phải sự cố khẩn cấp, hãy phòng ngừa từ xa và từ trước những hiểm hoạ thang máy bằng cách:

  1. Chọn sản phẩm thang máy có thương hiệu uy tín về chất lượng, an toàn, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo.
  2. Tìm hiểu kỹ và chọn nhà thầu thi công lắp đặt uy tín, chính hãng thông qua hồ sơ năng lực các công trình đã thực hiện thực tế để đảm bảo chất lượng công trình ngay từ đầu.
  3. Đảm bảo sử dụng nguồn điện ổn định, đúng tiêu chuẩn và có giải pháp đầu tư nguồn điện dự phòng an toàn.
  4. Có biện pháp dự phòng, đối phó với thiên tai: hoả hoạn, lũ lụt, mưa bão từ trước khi quyết định xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thang máy cho toà nhà.
  5. Huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên cho quản lý giám sát và nhân viên toà nhà liên quan đến quy trình và khả năng phát hiện, ứng biến với tình huống khẩn cấp, biện pháp cứu hộ.
  6. Nâng cao ý thức của bộ phận quản lý thang máy trong việc phối hợp, liên lạc thường xuyên với bộ phận bảo trì chính hãng, nhà cung cấp thang máy nhằm thông tin đầy đủ diễn biến và tình trạng hiện tại của thang, tìm giải pháp triệt để tối ưu khi có trục trặc, hư hỏng.
  7. Chủ động đăng ký gói bảo trì chính hãng và thường xuyên theo dõi kiểm tra đối chiếu chất lượng thang sau mỗi đợt bảo trì.
  8. Liên tục trang bị kiến thức cứu hộ khẩn cấp cho nhân viên phụ trách thang mới, đảm bảo nhuần nhuyễn trong thực hành khi có sự cố.

CHUẨN BỊ SẴN SÀNG CHO CỨU HỘ KHẨN CẤP:

A. LƯU Ý CHUNG DÀNH CHO HÀNH KHÁCH KHI XẢY RA SỰ CỐ THANG MÁY:

  1. Không sử dụng thang máy để sơ tán trong trường hợp động đất, hoả hoạn.
  2. Không sử dụng thang máy nếu các tầng hầm hoặc pit hố có thể ngập lụt do mưa bão lớn. Hành khách có thể kẹt trong cabin do các thiết bị ngập nước dẫn đến hoạt động sai chức năng, hoặc xảy ra những tai nạn không ngờ đến.
  3. Khi có sấm chớp dữ dội ở gần toà nhà, tránh việc sử dụng thang máy.
  4. Khi có thông báo mất điện ở khu vực gần toà nhà, tránh việc sử dụng thang máy.
  5. Hãy chú ý khi cửa thang máy mở ra. Cần xác định tình trạng dừng hoặc tiếp tục trôi của thang và xác định vị trí thang máy có đúng vị trí bằng tầng hay không để quyết định bước ra hoặc đứng yên bên trong cabin.
  6. Hãy chú ý khi bước chân ra khỏi cabin, rất dễ bị vấp ngã do chân kẹt vào khe hở giữa rãnh cửa cabin và rãnh cửa tầng.
  7. Khi thang máy bị mất điện, hành khách chỉ tạm thời bị kẹt trong cabin. Hãy sử dụng điện thoại liên lạc nội bộ để thông báo với bên ngoài và đứng yên trong cabin. Thang máy sẽ hoạt động trở lại sau ít phút nữa bằng nguồn điện dự phòng.
  8. Hành khách kẹt trong cabin không được thoát ra khỏi cabin bằng cửa thoát hiểm hay cố mở cửa cưỡng bức bằng cách như nạy, đạp vào cửa. Điều này rất nguy hiểm, vì hành khách có thể ngã xuống hố thang hoặc bị kẹt vào các thiết bị chuyển động dọc hố thang. 
  9. Hãy bình tĩnh chờ đợi trong cabin và thực hiện đúng theo hướng dẫn của quản lý toà nhà qua hệ thống liên lạc. Cabin không kín hoàn toàn nên sẽ không thiếu không khí để thở.
  10. Sau sự cố hoả hoạn, không sử dụng thang máy cho đến khi các điều kiện an toàn được xác nhận.

B. QUY TRÌNH XỬ LÝ DÀNH CHO NHÓM QUẢN LÝ THANG MÁY, GIÁM SÁT VIÊN TOÀ NHÀ: 

1. Thông tin cần cung cấp cho Công ty chúng tôi:

2. Hiểu rõ cơ chế vận hành của thang máy và các tính năng hữu ích dùng trong cứu hộ khẩn cấp:

   

3. Hiểu rõ quy trình xử lý trong từng trường hợp cụ thể:

KHUYẾN CÁO CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY MITSUBISHI VIỆT NAM:

page-top